Chuẩn đầu ra bác sĩ răng hàm mặt

Chuẩn đầu ra Bác sĩ Răng Hàm Mặt của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt- Trường Đại học Y Hà Nội

(Ban hành theo Quyết định số …./QĐ-ĐHYHN, ngày …tháng….năm… của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội rà soát, cập nhật năm 2020)

Tên ngành đào tạo: Bác sĩ Răng Hàm Mặt (RHM – 7720501)

Khối ngành: Sức khỏe (5272)

Nhóm ngành: Y học (527201) 

Trình độ đào tạo: Đại học

Số năm đào tạo: 6 năm

Danh hiệu tốt nghiệp: Bác sĩ Răng Hàm Mặt (Doctor of Dental Surgery)

I. Khái niệm và thuật ngữ

1. Năng lực và Chuẩn năng lực (NĐCP, Bộ Y tế, Bộ GDĐT)

- Năng lực (Competence): là tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao.

- Năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp là khả năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và tâm huyết với nghề; bao gồm kiến thức, kỹ năng, tính chủ động sáng tạo trong giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành/ chuyên ngành tương ứng đối với mỗi trình độ đào tạo. (Khoản 5, Điều 3 TT07/2015)

- Chuẩn năng lực (Competency standard): là những mức trình độ, khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc thực tế, được công nhận qua đánh giá, kiểm định theo những chuẩn năng lực nghề nghiệp.

2. Chuẩn đầu ra (Outcome): Chuẩn đầu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện. (Khoản 4, Điều 3 TT07/2015 BGD ĐT)

3. Kiến thức (Knowledge - Cognitive): Kiến thức là những thông tin, sự kiện, quy luật thuộc lĩnh vực y học được tích lũy từ thực tế, từ các nguồn tư liệu hoặc từ các đồng nghiệp có kinh nghiệm. Kiến thức được chia thành các mức độ theo thang đánh giá của Bloom (C1: Knowlegde, C2: Comprehension, C3: application, C4: analysic, C5: Synthesic, C6: evaluation)

4. Kỹ năng (Psychomotor): Kỹ năng là khả năng thực hiện các nhiệm vụ mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý, giao tiếp. Kỹ năng là một phần của thực hành y học. Kỹ năng cộng với thái độ tạo ra kỹ năng thực hành. Đối với bác sĩ đa khoa, thực hành nghề nghiệp tốt không những cần kỹ năng thao tác mà còn phải có kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức – quản lý, kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng được chia thành các mức độ theo thang đánh giá của Bloom (P1: Perception, khả năng vận động theo tín hiệu giác quan, P2: Set, sự sẵn sàng hành động, P3: Guide response, thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn lời nói hoặc các văn bản, P4: Mechnism, thực hiện các hoạt động một cách độc lập, P5: Complex overt response, P6: adaptation, Phối hợp và điều chỉnh công việc hoặc hoạt động để giải quyết tình hình mới, P7: Orgination, tạo và thực hiện kỹ thuật hoặc công việc mới).

5. Thái độ (Effective): Thái độ là cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ, về bệnh nhân, về đồng nghiệp và về cộng đồng. Cách nhìn nhận này sẽ chi phối mọi hành vi, cách ứng xử, cách giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của cộng đồng. Thái độ được chia thành các mức độ theo thang đánh giá của Bloom (A1: Receiving phenomena, sẵn sàng lắng nghe và trải nghiệm, A2: Responding to phenomena, sẵn sàng tham gia, A3: Valuing, gắn giá trị cho hiện tượng và thể hiện ý kiến;  A4: Organizing values, tổ chức và xây dựng hệ thống giá trị cá nhân A5: Internalizing Values, áp dụng vào hành vi).

STT

Chuẩn đầu ra (expected learning outcomes)

  1.  

Áp dụng các kiến thức khoa học cơ bản, y sinh học cơ sở làm nền tảng cho thực hành nha khoa (C3).

  1.  

Phân tích các yếu tố quyết định tới sức khoẻ răng miệng bao gồm kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị và môi trường góp phần vào cải thiện tình trạng sức khoẻ răng miệng của cá nhân và cộng đồng (C3)

  1.  

Giải thích được sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ em và ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý, xã hội và môi trường đến việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho trẻ em và thiếu niên (C2).

  1.  

Giải thích được quan niệm can thiệp tối thiểu và chăm sóc răng miệng toàn diện (C2).

  1.  

Mô tả được các yếu tố nguy cơ, dịch tễ học, hoạt động dự phòng bệnh răng miệng và cách tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng (C1).

  1.  

Liên hệ và so sánh được sự lưu hành của các bệnh lý răng miệng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam (C4).

  1.  

Trình bày được biểu hiện/ảnh hưởng của các bệnh lý toàn thân thường gặp có ảnh hưởng đến bệnh lý hay quá trình điều trị răng hàm mặt (C2).

  1.  

Giải thích được những chỉ định, chống chỉ định, nguyên tắc và kỹ thuật để điều trị phục hồi trong răng hàm mặt đáp ứng được yêu cầu chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh (C2).

  1.  

Mô tả được những quy trình điều trị cơ bản (phẫu thuật và không phẫu thuật) để xử trí bệnh lý thông thường vùng hàm mặt, chấn thương hàm mặt và dị tật khe hở môi – vòm miệng (C2).

  1.  

Ghi nhận và đánh giá được các dấu hiệu sinh tồn (C2/P5).

  1.  

Trình bày và giải thích được các phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp học tập ứng dụng trong lĩnh vực RHM (C2).

  1.  

Mô tả được cấu trúc, chức năng, sự phát triển của hệ thống răng miệng (sọ mặt, bộ răng, khớp cắn…) qua các giai đoạn trong mối tương tác với môi trường, sự liên quan với các cơ quan khác để ứng dụng trong thực hành răng hàm mặt an toàn và hiệu quả (C3)

  1.  

Lựa chọn được thuốc và vật liệu thường được được sử dụng trong bệnh lý răng hàm mặt dựa theo thành phần, đặc tính, tương hợp sinh học, chỉ định sử dụng và tương tương tác với môi trường. (C4/P5)

  1.  

Giải thích được bệnh căn, bệnh sinh của các bệnh răng miệng, bệnh lý hàm mặt phổ biến và các biểu hiện răng miệng có liên quan đến bệnh toàn thân (C2).

  1.  

Liệt kê, chỉ định và diễn giải được những thăm khám cận lâm sàng, qui trình và thử nghiệm cần thiết để áp dụng vào chẩn đoán, điều trị và theo dõi các bất thường/ bệnh lý răng miệng, hàm mặt (C4/P5).

  1.  

Giải thích được công dụng và tác hại của bức xạ ion hoá lên mô sống. Áp dụng được các nguyên tắc an toàn bức xạ. (C2).

  1.  

Áp dụng được những chỉ định, nguyên tắc và kỹ thuật sinh thiết, các phương pháp chẩn đoán tế bào học và mô học mô mềm và mô cứng đơn giản (C1).

  1.  

Đánh giá và tích hợp những xu hướng mới trong chăm sóc sức khỏe răng miệng, đặc biệt xu hướng nha khoa can thiệp tối thiểu (C3).

  1.  

Áp dụng các kỹ năng lập luận, kỹ năng giải quyết vấn đề đánh giá bằng chứng trong thực hành nha khoa/răng hàm mặt (C3)

  1.  

Xác định được nhu cầu và yêu cầu điều trị răng miệng của bệnh nhân để đề ra kế hoạch điều trị phù hợp (C2).

  1.  

Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ trong học tập, lưu trữ, trao đổi, xử lý thông tin và áp dụng trong chăm sóc sức khỏe răng miệng (C3).

  1.  

Đánh giá, áp dụng được những công trình nghiên cứu khoa học cơ bản và lâm sàng đã được công bố, tích hợp các thông tin cần thiết để cải thiện sức khỏe răng miệng (C3).

  1.  

Phân tích được các yếu tố xã hội và tâm - sinh lý của bệnh nhân có liên quan đến tình trạng sức khỏe răng miệng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị (C4).

  1.  

Vận dụng được kiến thức về khoa học hành vi, kỹ năng giao tiếp - ứng xử, các kiến thức tâm lý xã hội trong giao tiếp và hợp tác, các kiến thức về tính chuyên nghiệp để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cá nhân và cộng đồng, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, học tập và phát triển bản thân suốt đời (P4/C3).

  1.  

Chia sẻ thông tin và kiến thức với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các đồng nghiệp khác (P5).

  1.  

Nhận biết, đề xuất hội chẩn và chuyển điều trị các trường hợp bệnh lý phức tạp đến chuyên khoa phù hợp (P4).

  1.  

Mô tả kỹ thuật chụp một số phim X- quang trong và ngoài miệng thông dụng và áp dụng một số nguyên tắc cơ bản kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và X - quang (C1).

  1.  

Thực hiện được hồ sơ bệnh án RHM chính xác và đúng quy định  dựa  trên các nguyên tắc cơ bản của đạo đức y học (P5).

  1.  

Áp dụng được những nguyên tắc để tăng cường sức khỏe răng miệng và dự phòng bệnh răng miệng (C3/P5).

  1.  

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng liệu pháp fluor tại chỗ và trám bít hố rãnh để dự phòng sâu răng (P4).

  1.  

Nhận dạng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh lý răng miệng thông thường (C5/P4)

  1.  

Hướng dẫn chế độ ăn uống và giáo dục dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe răng miệng (P2).

  1.  

Phát hiện, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị toàn diện các bất thường/bệnh lý về hình thái, thẩm mỹ, chức năng của răng, mô nha chu (mô quanh răng) và những tình trạng răng miệng khác (P5).

  1.  

Nhận biết và xử trí được các tình trạng lo lắng, đau cấp tính và mạn tính ở vùng miệng-hàm mặt cũng như những tình trạng đau cần chuyển đến chuyên gia phù hợp (C2/P5)

  1.  

Thực hiện gây tê tại chỗ, gây tê vùng và kiểm soát được những biến chứng thường gặp của gây tê (P5).

  1.  

Xử trí được chấn thương, bệnh lý, nhiễm trùng thường gặp ở vùng răng miệng hàm mặt, ghi đơn thuốc thích hợp và chuyển bệnh nhân khi cần (P3).

  1.  

Điều trị được các bệnh lý và khiếm khuyết mô cứng của răng, bệnh lý tuỷ và quanh cuống răng không phẫu thuật. (P5)

  1.  

Thực hiện được các phục hồi gián tiếp và trực tiếp, thay thế các răng mất bằng các phục hình cố định, hàm giả tháo lắp bán phần/ toàn phần, sửa chữa được phục hình sai quy và cung cấp cho bệnh nhân những kiến thức về bảo quản các phục hồi/ phục hình trong miệng. (P5)

  1.  

Thực hiện các phẫu thuật thuật mô cứng và/hoặc mô mềm đơn giản vùng miệng-hàm mặt (nhổ răng, nhổ chân răng, phẫu thuật tiền phục hình, chấn thương hàm mặt, bệnh lý miệng - hàm mặt, dị tật bẩm sinh…) (P5)

  1.  

Thực hiện điều trị không phẫu thuật bệnh lý quanh răng (P5).

  1.  

Xử trí, điều trị biến chứng thường gặp trong và sau phẫu thuật miệng, hàm mặt đơn giản (P5).

  1.  

Kiểm soát được các tình huống cấp cứu y khoa và nha khoa thường gặp trong quá trình thực hành răng hàm mặt tổng quát (C2/P5).

  1.  

Chẩn đoán được các vấn đề lệch lạc răng, hàm và xác định những trường hợp cần can thiệp nắn chỉnh răng (C2/P5).

  1.  

Phân tích được khớp cắn trên các mẫu hàm được lên giá khớp (càng nhai) (P5)

  1.  

Xử trí được các tình huống rối loạn chức năng hệ thống nhai nhẹ (mài điều chỉnh được các cản trở cắn khớp và thực hiện được máng nhai, ghi đơn, hướng dẫn thay đổi hành vi) (P5).

  1.  

Xử trí được các rối loạn do mọc răng và tình trạng lệch lạc khớp cắn đơn giản (P5).

  1.  

Phác họa, thực hiện, gắn và điều chỉnh được dụng cụ/phương tiện nắn chỉnh răng tháo lắp để di chuyển một răng hay điều trị cắn ngược (cắn chéo) các răng trước (P5);

  1.  

Kiểm soát được các vấn đề răng miệng đơn giản ở trẻ em và thiếu niên. (P5).

  1.  

Phát hiện được những thói quen xấu làm sai lệch khớp cắn, ngăn ngừa những thói quen này bằng các biện pháp thích hợp như giáo dục, huấn luyện bệnh nhân và điều trị bằng các dụng cụ/phương tiện khi cần thiết (P5).

  1.  

Tuân thủ các qui định về môi trường lao động và các nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn để tránh lây nhiễm chéo trong thực hành RHM (P5).

  1.  

Cam kết trung thực trong chuyên môn; duy trì, nâng cao kiến thức chuyên môn và học tập suốt đời để  hoàn thành trách nhiệm với xã hội trong mọi hoạt động hướng đến lợi ích sức khoẻ của cộng đồng (A4).

  1.  

Nhận thức sâu sắc rằng Răng Hàm Mặt không thể tách rời hệ thống y tế, có mối liên hệ hai chiều giữa sức khoẻ răng miệng và sức khoẻ toàn thân; áp dụng kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp tốt với các đối tác trong và ngoài ngành RHM để thực hiện công việc. (C2/A1).

  1.  

Nhận thức rằng nghĩa vụ của Bác sĩ Răng Hàm Mặt là cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng với chất lượng cao nhất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực chăm sóc sức khoẻ, tôn trọng quyền lợi của người bệnh, thực hiện những chọn lựa điều trị phù hợp với yêu cầu và điều kiện của người bệnh (C2/A2/P5).

  1.  

Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách y tế, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hành nghề như giao tiếp, khám, lập hồ sơ bệnh án, chẩn đoán, tư vấn, điều trị và theo dõi bệnh nhân… (A3).

  1.  

Nhận biết năng lực và hạn chế của bản thân, lập kế hoạch tự đào tạo, nghiên cứu để cập nhật kiến thức, thái độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp, cộng đồng và xã hội suốt đời (P5/A2).

  1.  

Tiếp nhận thông tin phản hồi hiệu quả giúp phát triển chuyên môn của bản thân và đồng nghiệp, giải quyết các xung đột trong nhóm làm việc (A4).

 

III. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Làm việc với chức danh Bác sĩ (hạng III) tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 đến 4,98 (10/2015/TTLT-BYT-BNV)

IV. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng học tập nâng cao ở các bậc học Nội trú, Thạc sĩ, CK1.

V. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo

- Chương trình đào tạo Bác sĩ RHM, Trường Đại học Indiana – Hoa Kỳ.

- Chương trình đào tạo Bác sĩ RHM, Trường Đại học Hong Kong.

- Chương trình đào tạo Bác sĩ RHM, Trường Đại học Y khoa quốc tế Malaysia.